Khái niệm
“Quản trị nhân sự… là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì con người của một tổ chức, nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên”.
Quản trị là một nghệ thuật để tác động và điều khiển người khác
"Quản trị là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”.
CẤP QUẢN TRỊ
Chức năng
Chức năng là một nhóm những nhiệm vụ cụ thể nào đó để thực hiện một lĩnh vực hoạt động chuyên môn kỹ thuật cụ thể đã được đào tạo trong xã hội.
– Nhiệm vụ
Nhiệm vụ là những việc cụ thể mà một tổ chức nào đó phải thực hiện để hoàn thành chuyên môn kỹ thuật mà chức năng đó đảm nhiệm.
5 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ QTNS…
Quan điểm 1: Người lao động là nguồn lực của mọi nguồn lực. Nó quyết định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Cần phải đầu tư thích đáng chứ không phải xem như một yếu tố chi phí.
Quan điểm 2: Hãy khai thác và phát triển. Không nên quản lý hành chính.
Quan điểm 3: Bao trùm mọi chiến lược trong doanh nghiệp là chiến lược về con nguời (Khách hàng - Người lao động).
Quan điểm 4: Mục tiêu của quản trị nhân lực là sự cân đối và thỏa mãn giữa quyền lợi và trách nhiệm của nhân viên và người lao động.
Quan điểm 5: Quản trị nhân sự là trách nhiệm của tất cả các nhà quản lý trong doanh nghiệp.
PHONG CÁCH QUẢN TRỊ
“Nhà quản trị hiệu quả thường là những người có phong cách tự nhiên phù hợp với hoàn cảnh hơn là thay đổi phong cách để phù hợp với hoàn cảnh, hay thay đổi hoàn cảnh để phù hợp với phong cách”.
Nói đến phong cách quản trị là nói đến phong cách của những người tham gia quản trị (Cấp cao, cấp trung, cấp thấp). Trong đó phong cách của người đứng đầu giữ vai trò chủ đạo.
Được biểu hiện cá tính của từng cá nhân đó trong từng hoàn cảnh, môi trường cụ thể.
7 PHONG CÁCH THEO TÌNH HUỐNG
Xây dựng quyết định rồi công bố cho cấp dưới;
Tuyên truyền quyết định với cấp dưới;
Thông báo quyết định và khuyến khích họ nêu ý kiến;
Dự thảo quyết định và cấp dưới đưa ra ý kiến sửa đổi.
Nêu vấn đề, nghe ý kiến cấp dưới sau đó ra quyết định.
Nêu yêu cầu và cho cấp dưới quyền ra quyết định.
Uỷ quyền cho cấp dưới ra quyết định trong phạm vi vấn đề nhất định.